NÔNG SẢN, CÔNG NGHIỆP, NĂNG LƯỢNG, KIM LOẠI 08:02, 05/05/2021
*/ NÔNG SẢN
Kết thúc phiên giao dịch 04/05, sắc xanh phủ kín bảng giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sàn CBOT.
Giá đậu tương tăng 0.94% lên mức 1538.25 cents/giạ. Tốc độ gieo trồng đậu tương Mỹ chậm hơn dự đoán là yếu tố chính hỗ trợ cho giá trong phiên hôm qua. Bên cạnh đấy, xuất khẩu đậu tương tháng Tư của Brazil tăng lên mức kỷ lục 17.4 triệu tấn, cũng tác động tích cực đến tâm lý thị trường.
Giá dầu đậu tương tăng 0.82% lên mức 63.58 cents/pound trong khi giá khô đậu tương tăng mạnh 1.54% lên mức 421.5 USD/tấn Mỹ. Lo ngại về khả năng mực nước thấp trên sông Parana của Argentina sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu tại đây đã tiếp tục là yếu tố hỗ trợ giá của hai mặt hàng này.
Giá ngô tăng 2.54% lên mức 696.75 cents/giạ. Đà tăng của giá ngô bị cản lại ở mức kháng cự tâm lý quan trọng 700 cents. Trong bối cảnh thời tiết rất khắc nghiệt đối với các vùng trồng ngô vụ 2 của Brazil, giá sẽ tiếp tục phản ứng mạnh mỗi khi các số liệu dự đoán được công bố.
Cơ quan thống kê nông nghiệp bang Mato Grosso – IMEA giảm dự báo sản lượng ngô niên vụ 20/21 của Mato Grosso xuống 34.6 triệu tấn, thấp hơn 1.1% so với mức 34.98 triệu tấn trong báo cáo trước.
Giá lúa mỳ tăng 1.22% lên mức 726.75 cents/giạ. Diễn biến của giá lúa mỳ trong phiên hôm qua chủ yếu bị ảnh hưởng từ đà tăng mạnh của giá ngô. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khô hạn tại bang North Dakota, bang sản xuất lúa mỳ vụ xuân lớn nhất tại Mỹ, và chất lượng lúa mỳ vụ động bị giảm 1% tốt – tuyệt vời trong báo cáo Crop Progress cũng đã đóng góp phần nào vào đà tăng của giá.
*/ CÔNG NGHIỆP
Giá Arabica tăng không đáng kể 0.07% lên mức 140.35 cent/pound trong khi giá cà phê Robusta tăng 1.24% lên mức 1474 USD/tấn. Lo ngại về dịch bệnh bùng phát ở các nước châu Á vẫn là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cà phê Robusta.
Giá đường thô tăng mạnh 2.33% lên mức 17.12 cent/pound. Thời tiết khô hạn tại các khu vực trồng mía tại Brazil sẽ khiến nông dân trì hoãn thu hoạch nhằm cho cây trồng thêm thời gian để phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung đường từ Brazil sẽ có mặt muộn hơn so với thông thường trên thị trường quốc tế và là yếu tố hỗ trợ giá trong trung hạn. Bên cạnh đấy, giá đường cũng được hưởng lợi từ mức tăng gần 2% của giá dầu thô.
Giá cacao giảm mạnh 1.9%, xuống còn 2324 USD/tấn trong phiên hôm qua. Lo ngại về khả năng dư thừa nguồn cung trong niên vụ 2020/21 tiếp tục là yếu tố chính tạo áp lực lên giá. Bên cạnh đó, đà tăng của đồng Dollar cũng đã là yếu tố “bearish” khiến gá suy yếu.
Giá bông giảm 0.79% về mức 87.17 cent/pound. Việc mưa xuất hiện tại các khu gieo trồng tại bang Texas của Mỹ trong hôm qua cho thấy khả năng thay đổi của mô hình thời tiết tại đây. Điều này làm giảm áp lực của điều kiện thời tiết khô hạn trong thời gian trước và là yếu tố tạo sức ép lên giá bông. Bên cạnh đó, lo ngại về khả năng sụt giảm nhu cầu tiêu thụ tại các nước trong châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, vốn đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 mới, cũng là yếu tố giúp lý giải cho đà giảm của giá.
*/ NĂNG LƯỢNG
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 04/05, các mặt hàng xăng dầu trong nhóm năng lượng đồng loạt tăng mạnh, trong khi giá khí tự nhiên thay đổi không đáng kể.
Giá dầu đồng loạt tăng gần 2% sau khi nhiều bang của Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận và Liên minh châu Âu tìm cách thu hút khách du lịch, mặc dù các trường hợp COVID-19 tăng vọt ở Ấn Độ đã giới hạn mức tăng.
Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group ở Chicago, cho biết: “Thị trường được thúc đẩy bởi nhu cầu đi lại bằng máy bay giữa Mỹ và châu Âu”. Trước đó, nhu cầu về nhiên liệu diesel, bao gồm cả máy bay phản lực, đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, làm suy yếu giá dầu toàn cầu.
Giá được hỗ trợ bởi triển vọng nhu cầu nhiên liệu tăng lên khi bang New York, New Jersey và Connecticut tìm cách giảm bớt đại dịch và EU có kế hoạch mở cửa cho du khách nước ngoài đã được tiêm chủng. Bên cạnh đấy, nhu cầu tăng cao còn được củng cố bởi số liệu từ báo cáo của API cho thấy, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 30/04 giảm mạnh 7.7 triệu thùng, tồn kho xăng giảm 5.3 triệu thùng và tồn kho nhiên liệu chưng cất giảm 3.5 triệu thùng.
*/ KIM LOẠI
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 04/05, giá các mặt hàng trong nhóm kim loại diễn biến trái chiều nhau.
Giá bạc tăng giảm mạnh 1.49% về 26.558 USD/ounce, theo đà giảm của giá vàng sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo rằng, lãi suất có thể sẽ cần phải tăng theo thời gian để giữ cho nền kinh tế Mỹ không quá nóng. Cực chủ tịch Cục dự trữ Liên bang (FED) đã đưa ra bình luận này trong bối cảnh chính quyền Biden có kế hoạch chi thêm 4 tỷ USD cho sở sợ hạ tầng và phúc lợi trong thấp kỷ tới, chỉ một thời gian ngắn sau khi gói kích thích kinh tế lên đến 1.9 tỷ USD được triển khai
Phát biểu của bà Yellen đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và các nhà kinh tế lo ngại rằng, kế hoạch chi tiêu này cùng với việc vaccine được triển khai nhanh chóng, có thể gây ra một đợt lạm phát và khiến FED buộc phải can thiệp bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ. Dù chịu chung áp lực với các mặt hàng kim loại quý, nhưng bạch kim vẫn giữ được sắc xanh với mức tăng 0.14% lên 1231.8 USD/ounce nhờ sự thiếu hụt nguồn cung của các kim loại để sử dụng trong các thiết bị kiểm soát khí thải của oto.
Giá đồng giảm nhẹ 0.15% về 4.5215 USD/pound, sau khi Nhóm Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) dự đoán thị trường đồng sẽ thặng dư 79,000 tấn trong năm nay và 109,000 tấn vào năm 2022.
TIN TỨC: MXV